Than bùn:
Là dạng ban đầu của thực vật chuyển hoá thành than đá, có độ ẩm rất lớn Wlv dao động trong khoảng 30 đến 90% chất bốc cao, Vc bằng khoảng 70%, tro không nhiều bằng khoảng 7 đến 15 % dễ cháy nhưng nhiệt trị cũng không cao, Qtlv khoảng 8500 đến 12000 kJ/kg. Than bùn được xếp vào loaị nhiên liệu địa phương, có nơi còn dùng làm phân bón.
Than nâu:
Là dạng tiếp theo của than bùn, các đặc tính dao động trong phạm vi rộng độ ẩm Wlv khoảng từ 18 đến 60%, độ tro Alv khoảng từ 10 đến 50%, chất bốc Vc khoảng 30 đến 55%. Than nâu dễ cháy nhưng thành phần cacbon ít nên nhiệt trị vẫn chưa cao, Qtlv bằng khoảng 12000đến 16000 kJ/kg, thường vẩn được xếp vào loại nhiên liệu địa phương;
Than đá:
Là loại than có tuổi hình thành tương đối cao, các đặc tính cũng dao động trong phạm vi khá rộng, chất bốc thay đổi từ 2đến 55%, có thể chia thành mấy loại như sau:
– Than có ngọn lửa dài với chất bốc Vc trên 42%, dễ cháy, cho ngọn lửa dài và xanh;
– Than khí (gas) có chất bốc Vc từ 35 đến 42%;
– Than mỡ (luyện cốc ) có chất bốc Vc từ 18 đến 26%, cháy có ngọn lửa sáng và ngắn, thường dùng đễ luyện cốc cho ngành luyện kim;
– Than gầy, có chất bốc Vc dưới 17%, khó cháy, ngọn lửa ngắn và vàng, cốc không thiêu kết.
– Than antraxit (nhiều tác giã xếp thành một loại riêng ngoài than đá), có tuổi hình thành cao nhất, chất bốc rất ít, Vc chỉ khoảng 2 đến 9%, thành phần cacbon rất cao, Cc có thể từ 95 đến 98%, khi cháy cho ngọn lửa xanh nhạt, không có khói nên còn gọi là than không khói. Tuy thành phần C cao nhưng H ít nên nhiệt trị không cao bằng than mỡ mà nhiệt độ bắt lửa lại cao nên rất khó đốt cháy. Đây là loại than có rất nhiều ở nước ta.
Trụ sở chính: 39, Đường 46-CL, KP3, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TPHCM
Kho than: Tổ 14, Ấp Bình Hóa, Xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai (Gần cầu Hóa An, Quốc lộ 1k)
Hotline/Zalo: 0932 087 568 (Mr. Sơn)
Email: congtythannamson@gmail.com
Website: www.thanda.vn